Làm thế nào để thông gió giếng trời hoạt động hiệu quả, tăng cường sinh khí cho không gian sống, hãy cùng xem bài viết này nhé !


Điều chỉnh hướng và vị trí của giếng trời
Ngoài tác dụng mang đến thẩm mỹ cho ngôi nhà của gia chủ, thì nguyên tắc thiết kế giếng trời giúp rước tài lộc vào nhà luôn được các gia chủ coi trọng. Theo phong thủy, bên cạnh khả năng cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, giếng trời còn giúp sức khỏe và tài lộc của gia chủ được tốt hơn.

Nếu muốn tiết kiệm diện tích nhà ở, bạn có thể đặt giếng trời ở bên cạnh cầu thang được bố trí ở khu vực trung tâm ngôi nhà hoặc kết hợp ô trống ở giữa. Nhờ đó, không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa đều khắp không gian nhà ở.

Về hướng đặt giếng trời, bạn nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Đây là những hướng đón không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định nhất trong ngôi nhà. Tuyệt đối không nên đặt giếng trời quay về hướng Đông hoặc hướng Tây.
Thiết kế mái che cho giếng trời
Thiết kế mái che cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải chú ý để giúp giếng trời phát huy được tối đa công dụng của nó. Chúng ta nên sử dụng những vật liệu nhẹ để làm mái che giếng trời. Nếu vật liệu có trọng lượng lớn thì cần thiết kế thêm phần khung đỡ để đảm bảo sự chắc chắn.

Thiết kế những kiểu mái che sử dụng vật liệu có độ trong suốt nhất định để ánh sáng có thể vào nhà, nên lựa chọn mái dạng vòm hoặc có độ dốc vừa đủ để nước mưa và bụi bẩn có thể dễ dàng trôi xuống.

Đặt vị trí cửa hợp lý – tránh gió quẩn
Bố trí cửa hợp lí là một trong những nguyên tắc để thông gió trong nhà, tránh được gió quẩn. Bạn có thể dựa vào các lưu ý sau:
– Tránh bố trí cửa gió vào và gió ra ở cùng 1 phía. Gió sẽ quẩn, không lưu thông được. Với nhà mặt phố có cả phía trước và phía sau đều sát nhà, chật hẹp, bạn có thể mở cửa thoát gió ở đằng sau bằng cách chừa một khoảng diện tích nhỏ làm sân sau nhà.

– Bố trí mặt bằng cần thông gió cho tất cả các không gian sinh hoạt bằng những ô trống, cửa đi và cửa sổ càng lớn càng tốt.
– Cửa hút gió vào nhà cần được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía chân tường. Cửa thoát gió cần đặt ở cuối hướng gió và điểm cao hơn trong phòng.
– Tránh thiết kế phòng chỉ mở cửa ở một phía.

Kích thước của giếng trời
Giếng trời gồm 3 phần chính là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Về kích thước, bạn không nên xây dựng giếng trời quá nhỏ hoặc quá to, mà nên thiết kế kích thước dao động từ 4-6 m2. Về diện tích, bạn nên xây dựng giếng trời chiếm tỷ lệ 10% diện tích nhà ở của bạn.

Vật liệu xây dựng giếng trời
Vật liệu xây dựng giếng trời đang ngày càng đa dạng hóa và tối ưu hóa dành cho người sử dụng. Nhiệm vụ của nó là phải giữ nguyên vẻ đẹp và hạ giá thành giúp cho người sử dụng có được những lợi ích tốt nhất. Đó cũng chính là ý tưởng cho tấm lợp lấy sáng polycarbonate ra đời.
Mái che giếng trời lấy sáng polycarbonate được sử dụng nhiều nhất trong số các loại mái che giếng trời. Vì chúng sở hữu nhiều ưu điểm của kính và khắc phục được các nhược điểm so với kính.

Nhựa polycarbonate là một loại nhựa tổng hợp có tính chất nhẹ, bền, dễ dàng tạo dáng, chế tác, cứng cáp, truyền ánh sáng tốt và khó bị phá hủy bởi những tác động bên ngoài. nó được ứng dụng phổ biến thay thế tất cả các loại nhựa thông thường và dùng trong kỹ thuật chống đạn và làm tấm lợp giếng trời.

Vật liệu làm giếng trời từ polycarbonate sở hữu vẻ ngoài sang trọng và chịu được lực gấp nhiều lần so với kính. Song song đó, nó còn có sự bền chắc, tuổi thọ cao và giá thành lại thấp hơn so với mái che bằng kính.

Với những công trình giếng trời hiện nay, việc sở hữu một giếng trời bằng tấm lấy sáng polycarbonate sẽ tạo được ấn tượng rất lớn đối với những người đến với ngôi nhà của bạn.



Trên đây là cách thông gió giếng trời độc đáo, mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế thi công kiến trúc & nội thất hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé !