Thiết kế kiến trúc Thiết kế kiến trúc HCM Danh mục Sản phẩm Nội thất

Tự thiết kế Phòng Khách Nhỏ tối giản – Hướng dẫn chi tiết nhất

Phòng khách nhỏ

Thực tế, nhiều người có điều kiện kinh tế vẫn chọn phong cách nội thất tối giản bởi họ quá bận rộn để dành thời gian trang trí, dọn dẹp hay sử dụng đến  phòng khách. Đó là lý do phòng khách nhỏ ngày càng trở nên phổ biến trong khi đời sống ngày càng được cải thiện. Khi ứng dụng đúng các quy tắc chung, nó sẽ mang tới không gian sạch sẽ, êm dịu, đơn giản mà không tạo cảm giác nhàm chán.

Trong bài viết này, Phòng Khách Đẹp sẽ giới thiệu cách sắp xếp nội thất phòng khách theo phong cách tối giản Minimalism để giúp bạn không mất nhiều công sức để tạo căn phòng như mong muốn.

Hiểu rõ phong cách thiết kế tối giản Minimalism

Phong cách thiết kế tối giản xuất phát từ chủ nghĩa tối giản Minimalism. Chủ nghĩa này ảnh hưởng bởi kiến trúc Nhật Bản. Đây cũng là một trong những trào lưu thiết kế nổi bật nhất thế kỷ XX và tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ đến ngành kiến trúc, thiết kế nội thất ở thế giới hiện đại.

Trường phái tối giản
Trường phái tối giản

Theo đó, thuật ngữ “tối giản” được dùng để mô tả một trường phái thiết kế giảm thiểu tối đa các yếu tố không cần thiết, không phù hợp với nhu cầu của chủ sở hữu. Nó được hiểu ngắn gọn bằng 2 từ: đơn giản và tiện dụng.

Các hình khối hình học cơ bản, màu sắc trang nhã – trung tính, các yếu tố trang trí không xuất hiện, vật liệu được sử dụng rất đơn giản – phổ biến. Các cấu trúc, đường nét lặp đi lặp lại mang đến một bố cục trật tự, rõ ràng. Căn phòng đặt ít đồ nội thất nhất có thể để tạo nhiều không gian trống. Bố cục, màu sắc, hình dạng chính là những yếu tố quan trọng nhất của trường phái tối giản.

Thiết kế tối giản sang trọng
Thiết kế tối giản sang trọng

Thiết kế tối giản không lộng lẫy, xa xỉ nhưng vẫn có khả năng thể hiện cá tính, phong cách của người sở hữu. Dù đơn giản và khiêm tốn nhưng nội thất của nó thường có giá thành cao hơn.

Về tổng thể, lối trang trí tối giản mang tới không gian thanh lịch, trang nhã không hề thua kém phong cách hiện đại. Nó thường là lựa chọn của những người không ưa thích sự cầu kỳ, không chạy theo xu hướng hoặc những người bận rộn không muốn cuộc sống có thêm nhiều thứ không thực sự cần thiết.

Hướng dẫn trang trí phòng khách nhỏ từ A – Z

Trang trí phòng khách nhỏ có khó không? Nên bắt đầu từ đâu và tiến hành các bước cụ thể như thế nào đơn giản nhất? Đừng lo, hãy theo dõi chỉ dẫn của Phòng Khách Đẹp ngay sau đây!

2.1. Lên kế hoạch trang trí phòng khách theo phong cách tối giản của bạn

Kế hoạch trang trí phòng khách theo phong cách tối giản của bạn đã có kim chỉ nam là lối thiết kế tối giản. Tiếp theo, hãy vạch ra mức ngân sách chi tiêu cụ thể. Đặc biệt, bạn cần nắm rõ và tập trung các đặc trưng của cách bài trí này trước khi chọn đồ nội thất và bắt tay thực hiện.

Nội thất tối giản
Nội thất tối giản

– Nội thất đơn giản về cả hình thức và chức năng nhưng phải hiệu quả. Các khu vực lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp, hình khối đơn giản, mặt sàn mở và không gian có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Nội thất đơn sắc
Nội thất đơn sắc

– Đơn sắc: tránh các màu đậm, rực rỡ. Hãy ưu tiên các màu trắng, ghi hay be.

– Lớp sơn và phần tường không phức tạp. Chúng cần thể hiện rõ đặc tính của vật liệu và kết cấu của phòng khách.

Không gian phòng khách sạch sẽ
Không gian phòng khách sạch sẽ

– Không gian sạch sẽ, thông thoáng, nhiều ánh sáng là bắt buộc.

– Chỉ đặt đồ nội thất cần thiết, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản.

Đơn giản hóa họa tiết trang trí
Đơn giản hóa họa tiết trang trí

– Đơn giản hóa cả họa tiết trang trí ở khắp mọi nơi của phòng khách.

– Sử dụng vật liệu có màu sắc, kết cấu và hình dạng theo sở thích và thói quen sinh hoạt. Nhờ đó, bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái khi trở về.

Vậy làm thế nào để giúp phòng khách của bạn đảm bảo những đặc điểm này? Cùng khám phá nguyên tắc thiết kế ngay sau đây!

2.2. Tiêu chí, nguyên tắc thiết kế nội thất phòng khách phong cách tối giản

Một số nguyên tắc trong thiết kế nội thất phòng khách phong cách tối giản bạn cần tuân thủ bao gồm:

Chú trọng đến chất lượng hơn số lượng nội thất
Chú trọng đến chất lượng hơn số lượng nội thất

– Chú trọng vào chất lượng nội thất hơn là số lượng. Hãy chọn loại đèn tốt, tủ đựng bền bỉ – cao cấp để mang đến sự tin cậy và không phải mất công thay thường xuyên.

– Kết hợp nhiều loại vật liệu cùng lúc như kính, canvas, vải, gỗ hay gốm, … để đạt sự hài hòa giữa hình thức – chức năng và không gây nhàm chán.

– Chọn một đồ nội thất làm điểm nhấn. Có thể dùng màu đậm và sáng tương phản cho món đồ đó.

– Hãy dùng một tác phẩm nghệ thuật lớn để trang trí và xua tan sự tẻ nhạt.

– Bổ sung các chi tiết nhấn nhá cho đường viền của nội thất, tác phẩm nghệ thuật, … sẽ giúp căn phòng bắt mắt hơn và thêm phần độc đáo, thú vị.

Lựa chọn nội thất đơn giản
Lựa chọn nội thất đơn giản

– Luôn chọn đồ nội thất đơn giản, nhờ đó, tác phẩm nghệ thuật sẽ luôn là tâm điểm của sự chú ý.

– Nếu phòng khách có một ngoại cảnh tuyệt vời, trang trí căn phòng đơn giản nhất có thể để nổi bật khung cảnh.

– Tối đa hóa không gian trống, không nhồi nhét nội thất để đảm bảo căn phòng tối giản làm tốt nhiệm vụ giúp con người thư giãn và lấy lại sự cân bằng sau khi kết thúc công việc hối hả, áp lực.

Đèn chiếu sáng phòng khách nhỏ
Đèn chiếu sáng phòng khách nhỏ

– Đèn chiếu sáng đồng thời là đồ trang trí. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng đèn chùm nhé!

Tóm tắt 9 nguyên tắc trên, bạn có thể thấy rằng, để có phòng khách đơn giản, bạn không cần đến nội thất cầu kỳ, lấp đầy khoảng trống. Yếu tố bạn cần là không gian trống, tác phẩm nghệ thuật/khung cảnh và một số chi tiết nhỏ làm điểm nhấn.

2.3. Cách lên ý tưởng trang trí phòng khách phong cách tối giản

Theo dõi hết các nhân tố thuộc phong cách này dưới đây, bạn sẽ có được ý tưởng trang trí phòng khách phong cách tối giản đẹp nhất!  

– Màu sắc:

Màu sắc phòng khách nhỏ
Màu sắc phòng khách nhỏ

Màu sắc là nhân tố chính của phòng khách đẹp tối giản. Màu sắc chủ đạo bắt buộc phải là bảng màu trung tính như be, xám, trắng.

– Ánh sáng:

Ánh sáng phòng khách nhỏ
Ánh sáng phòng khách nhỏ

Ánh sáng tự nhiên luôn được ưu tiên vì nó mang lại sự ấm áp cho căn phòng và giúp không gian rộng và thoáng hơn.

– Bố cục và kết cấu:

Bố cục phòng khách nhỏ
Bố cục phòng khách nhỏ

Tường và sàn nhà thường để trơn để tạo hiệu ứng sang trọng và phản chiếu ánh sáng.

– Hình dạng, đường nét và không gian:

Đường nét và không gian phòng khách nhỏ
Đường nét và không gian phòng khách nhỏ

Các hình khối nằm trong không gian và các đường nét dứt khoát định hình cấu trúc phòng khách. Chúng càng đơn giản càng tạo nên không gian rộng rãi như ý muốn.

– Kiến trúc sẵn có:

Kiến trúc sẵn có trong không gian phòng khách
Kiến trúc sẵn có trong không gian phòng khách

Khi xây dựng xong phần thô, phòng khách sở hữu tường, nền và trần nhà. Hạn chế tối đa việc phân tách phòng khách bằng vách ngăn hoặc thay đổi phần mái, tường, nền. Việc này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa tạo không gian mở hơn.

– Đồ nội thất

Đồ nội thất phòng khách nhỏ
Đồ nội thất phòng khách nhỏ

Chọn đồ nội thất kích thước vừa phải, nhẹ, có hình dạng đơn giản. Đồng thời chúng cần có tuổi thọ cao, độ hoàn thiện tốt và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.

– Phụ kiện và đồ trang trí

Màu sắc rực rỡ và đậm có thể được dùng ở những chi tiết nhỏ của đồ nội thất để phòng khách đẹp hơn. Cây xanh cũng có thể đặt trong phòng. Chú ý lượng phụ kiện tối thiểu để tránh làm phòng lộn xộn nhé!

Phụ kiện và đồ trang trí phòng khách nhỏ
Phụ kiện và đồ trang trí phòng khách nhỏ

Phòng khách nhỏ tạo ra không gian thoáng rộng, thoải mái nhờ có bố cục tốt, màu sắc nhẹ nhàng, đồ nội thất chất lượng cao. Không những thế, việc sửa chữa hay vệ sinh cũng tiện lợi, nhanh chóng hơn. Đây là nơi lý tưởng giúp bạn có được sự yên tĩnh để thoát khỏi sự xô bồ của cuộc sống hiện đại mà không phải đi xa. Mặc dù vậy, nếu không tuân thủ đúng các nguyên tắc thiết kế, phòng khách có thể không thu hút, không tạo ra hiệu quả mong muốn, vô hồn.

Nếu cần thêm bất kỳ thông tin hoặc cần đáp án cho quá trình thi công, đừng ngần ngại gọi tới hotline hoặc email tới Phòng Khách Đẹp nhé!

Xem Thêm
error: NỘI DUNG ĐƯỢC BẢO VỆ !

0974785767

remove 0974785767 phone email facebook zalo