Thiết kế kiến trúc Thiết kế kiến trúc HCM Danh mục Sản phẩm Nội thất

Kết hợp Giếng Trời & Cầu Thang để tạo ra không gian riêng biệt

Giếng trời cầu thang

Thiết kế cầu thang có giếng trời đang là xu hướng thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay. Đặc biệt là những ngôi nhà trên phố, nhà ống, những ngôi nhà ở những nơi hạn hẹp về diện tích, nơi đông đúc dân cư. Vậy phải làm sao để thiết kế giếng trời vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà vừa hợp với phong thủy và tính cách của gia chủ quả là một câu hỏi lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo các mẫu cầu thang & giếng trời đang thịnh hành nhất hiện nay để có thêm câu trả lời nhé!

Giếng trời cầu thang 1
Giếng trời cầu thang 1

Cấu tạo giếng trời

Giếng trời là khoảng thông tầng theo phương thẳng đứng từ trên mái đến mặt sàn tầng trệt. Cấu tạo giếng trời có 3 phần chính:

  • Đỉnh giếng: là phần cao nhất của giếng trời, có kết cấu là giàn khung thép và mái che.
  • Thân giếng: khoảng không gian xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, là nơi ánh sáng len vào từng ngóc ngách của ngôi nhà.
  • Đáy giếng: phần dưới cùng của giếng. Khu vực này thường được bố trí tiểu cảnh, hòn non bộ hoặc cây xanh nhằm mục đích trang trí, giúp không gian thêm phần thẩm mỹ.
Giếng trời cầu thang 2
Giếng trời cầu thang 2

Nguyên tắc khi thiết kế giếng trời

Để đón không khí mát và nguồn sáng ổ định không quá gắt bạn có thể bố trí giếng trời ở hướng nam hoặc đông nam. Tuyệt đối không nên đặt giếng trời ở hướng đông hoặc tây.

Vị trí đặt giếng trời

Giếng trời có thể được đặt ở rất nhiều vị trí như nhà bếp, phòng khách, cầu thang hay ở giữa nhà. Nhưng để tiết kiệm diện tích các KTS thường đặt giếng trời ở khu vực cầu thang. Trường hợp cầu thang được đặt giữa nhà thì những không gian khác sẽ xoay quanh và luồng gió cùng ánh sáng sẽ chan hòa toàn bộ ngôi nhà.

Giếng trời cầu thang 3
Giếng trời cầu thang 3

Kích thước giếng trời

Nếu nhà có nhiều cửa sổ, diện tích giếng trời nên dưới 5% diện tích sàn nhà. Và dưới 15% diện tích sàn nếu nhà có ít cửa sổ. Giếng trời có kích thước thông dụng từ 4m2 – 6m2, và được thiết kế hình dạng phong phú như tròn, vuông, chữ nhật, elip, ngôi sao,…

Giếng trời cầu thang 4
Giếng trời cầu thang 4

Mái che giếng trời

Tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng là vật liệu thông dụng để làm mái che giếng trời. Hoặc bạn có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tole,…

Tùy nhu cầu gia chủ và vị trí giếng trời mà có thể làm mái che cố định hoặc mái che di động.

Giếng trời cầu thang 5
Giếng trời cầu thang 5

” Một cầu thang bằng kim loại với những thanh gỗ dẫn từ phòng khách lên tầng trên, bao gồm bốn phòng ngủ cho gia đình và khách của họ.”

Giếng trời cầu thang 6
Giếng trời cầu thang 6

” Các không gian kín ở hai bên của ngôi nhà được ốp bằng gỗ đen tương phản với ánh sáng của không gian trung gian.”

Trang trí khu vực giếng trời

Đáy giếng trời là khu vực được nhiều gia chủ chăm chút trồng cây hoặc bố trí các không gian tiểu cảnh, hòn non bộ với đa dạng kiểu dáng. Có lẽ đây là nơi tạo điểm nhấn cho toàn bộ giếng trời trong thiết kế nhà phố.

Để tạo được những hình thù bắt mắt từ những hoa nắng xuyên qua đỉnh giếng, bạn có thể sử dụng mái che khung hoa sắt hoặc mái che kính.

Giếng trời cầu thang 7
Giếng trời cầu thang 7
Giếng trời cầu thang 8
Giếng trời cầu thang 8

Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang

  • Không nên quá lạm dụng giếng trời, nếu trường hợp ngôi nhà đã đủ ánh sáng tự nhiên, gia chủ nên cân nhắc có cần thiết kế giếng trời hay không. Nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ kiến trúc sư.
  • Đặc biệt lưu ý đến phần chất liệu của mái che nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh các trường hợp thấm, dột khi mưa, bị nung chảy dưới thời tiết nắng nóng,…
  • Cần có giải pháp hiệu quả đảm bảo an toàn trong những ngày thời tiết xấu như mưa lớn, gió bão,…
  • Theo quan niệm phong thủy nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc, Thiên Mạng hoặc đặt ở giữa nhà và đặt cây xanh, nước ở nơi đáy giếng.
  • Cân đối kích thước giếng trời so với diện tích căn nhà đảm bảo hợp lý trong bố trí công năng.
  • Không nên quá lạm dụng trang trí giếng trời, gây khó khăn bất tiện trong sinh hoạt, cản trở việc thông gió và lấy sáng.
Giếng trời cầu thang 16
Giếng trời cầu thang 16

Khi kết hợp cầu thang và giếng trời vô tình các nhà thiết kế lại để ra một khoảng trống, thật tuyệt cho sức sáng tạo của các gia chủ yêu thích thiên nhiên, muốn mang thiên nhiên vào căn nhà của mình.

Phần thân giếng và đáy giếng trời luôn là không gian để các chủ nhân của nó thỏa sức sáng tạo. Một trong số cách phổ biến tạo không gian xanh, mát lành cho căn nhà gần gũi với thiên nhiên, thể hiện nét tinh tế, sang trọng đó là sử dụng các vật liệu đến từ tự nhiên như cây cối hay sử dụng hồ nước như gợi ý trên là một lựa chọn hoàn hảo.

Giếng trời cầu thang 15
Giếng trời cầu thang 15
Giếng trời cầu thang 14
Giếng trời cầu thang 14
Giếng trời cầu thang 13
Giếng trời cầu thang 13
Giếng trời cầu thang 12
Giếng trời cầu thang 12

Giếng trời kết hợp với cầu thang chủ nhân của căn nhà có thể lựa chọn cho mình thêm đá ốp, sơn tường hay những chậu cây leo, dây leo …. cũng có thể thêm vào đó các tranh ảnh 3D, giấy dán tường yêu thích, thảm cỏ nhân tạo… chúng là một gợi ý thú vị cho căn nhà tạo nên hiệu ứng bắt mắt, ấn tượng cho không gian của gia chủ. Các thành viên trong gia đình bạn chắc chắn sẽ rất hào hứng với một không gian xanh như thế này đó nhé.

Giếng trời cầu thang 11
Giếng trời cầu thang 11

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có được những ý tưởng cho ngôi nhà của mình về một chiếc cầu thang có giếng trời độc đáo. Sự thu hút từ phong cách thiết kế, tiện nghi với mọi công năng và chi phí hợp lý sẽ giúp bạn sở hữu một không gian sống một cách hợp lý. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế giếng trời và cầu thang thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé !

Xem Thêm
error: NỘI DUNG ĐƯỢC BẢO VỆ !

0974785767

remove 0974785767 phone email facebook zalo