Thiết kế kiến trúc Thiết kế kiến trúc HCM Danh mục Sản phẩm Nội thất

Các phương pháp và nguyên tắc Thiết Kế Ánh Sáng trong nội thất

Thiết kế ánh sáng

Thiết kế ánh sáng là một trong những kỹ thuật quan trọng trong quá trình trang trí nội thất. Để tạo nên một không gian hài hòa, cần tận dụng tối ưu các nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên. Kết hợp chúng một cách hợp lý để đảm bảo độ sáng, đồng thời vẫn đạt độ thẩm mỹ cần thiết cho công trình.

Để làm được điều đó, các kiến thức về phương pháp và nguyên tắc thiết kế ánh sáng trong nhà là hết sức cần thiết. Sau đâu, mời độc giả cùng Phòng Khách Đẹp tìm hiểu các thông tin này qua bài chia sẻ dưới đây nhé! 

Ánh sáng trong nội thất quan trọng như thế nào?

Ánh sáng luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sống của cong người và độ thẩm mỹ của không gian nội thất. Không chỉ phục vụ cho sinh hoạt, ánh sáng còn thể hiện rõ ràng hơn giá trị của màu sắc, chất liệu và ngôn ngữ thiết kế.

Ánh sáng và độ sáng đảm bảo cuộc sống
Ánh sáng và độ sáng đảm bảo cuộc sống

Ánh sáng được thiết kế phù hợp không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo độ sáng, mà còn tạo ra sự tương phản sáng tối giữa các khu vực. Đồng thời giúp tạo điểm nhấn cho các món đồ trang trí, mang lại nhiều giá trị cảm xúc hơn cho không gian nội thất.

Ánh sáng và chất lượng cuộc sống
Ánh sáng và chất lượng cuộc sống

Vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên cũng mang đến sự thông thoáng cho không gian sống. Nó rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất con người. Vào ban đêm, ánh sáng nhân tạo sẽ thay thế cho ánh sáng mặt trời, không chỉ làm ngôi nhà đẹp hơn mà còn giúp tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu. 

4 phương pháp sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất

Mỗi không gian trong một công trình, từ phòng khách, phòng ngủ cho đến phòng bếp sẽ có các cách bố trí, thiết kế ánh sáng khác nhau. Việc phân loại ánh sáng sẽ giúp kiến ​​trúc sư có cái nhìn tổng quan hơn để đặt để chúng vào đúng không gian. 

Phương pháp sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất
Phương pháp sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất

Hiện nay có 2 loại ánh sáng cho không gian nội thất là ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Một công trình có quá nhiều ánh sáng nhân tạo cũng sẽ không tốt. Để sử dụng ánh sáng trong thiết kế nội thất được hợp lý, 4 phương pháp sau đây sẽ được sử dụng nhiều nhất. 

1. Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên bao gồm các nguồn sáng từ mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Ngoài việc tạo sự thông thoáng và có giá trị tốt cho sức khỏe, kiến ​​trúc sư còn sử dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với các vật dụng trong nhà để tạo hiệu ứng đổ bóng và làm nổi bật lên các đường nét tinh tế. 

Ánh sáng tự nhiên cho nhà ở
Ánh sáng tự nhiên cho nhà ở

Cửa sổ, cửa kính, giếng trời là giải pháp đưa ánh sáng tự nhiên vào căn hộ đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Ánh sáng tự nhiên sẽ mang đến cảm giác hòa nhã, giúp con người có cảm giác gần gũi hơn với tự nhiên. 

2. Ánh sáng cục bộ

Ánh sáng cục bộ là phương pháp sử dụng ánh sáng mang đến hiệu quả trong chiếu sáng tổng thể. Ánh sáng cục bộ có thể lấy từ các nguồn đèn downlight, đèn huỳnh quang và một số thiết bị chiếu sáng công nghiệp khác. 

Ánh sáng cục bộ với đèn trang trí
Ánh sáng cục bộ với đèn trang trí

Tuy nhiên, nhược điểm của ánh sáng cục bộ là không hỗ trợ nhiều về mặt thẩm mỹ, khó tạo điểm nhấn và trơ về mặt cảm xúc. Nó thường được sử dụng cho chức năng chiếu sáng ở những không gian rộng lớn như trung tâm thương mại hay nhà xưởng. Phương pháp chiếu sáng này không được đề cao về tính thẩm mỹ, thay vào đó là ưu điểm về tính thực dụng cao. 

3. Ánh sáng điểm

Ánh sáng điểm đóng vai trò quyết định trong việc định hình tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho các khu vực. Đèn chiếu điểm thường được sử dụng để điều hướng và nhấn mạnh sự tập trung của mắt người vào một điểm hoặc một nhóm yếu tố nào đó trong phòng. 

Ánh sáng điểm
Ánh sáng điểm

Tác dụng lớn nhất của phương pháp chiếu sáng này là làm nổi bật tầm quan trọng của một số vùng không gian. Đèn rọi, đèn âm trần hay đèn bàn là những loại thiết bị chiếu sáng điểm được sử dụng phổ biến nhất. Chúng được sử dụng nhiều cho các công trình trưng bày, nhà hàng, quán cà phê… 

4. Ánh sáng nhấn

Cần nhấn mạnh rằng, ánh sáng nhấn là phương pháp sử dụng ánh sáng chủ yếu để định hình, điểm và cân bằng thị giác, có thể hiểu nó với khá nhiều khái niệm khac nhau. Phương pháp chiếu sáng này tạo sự tập trung vào một điểm đặc biệt nào đó trong thiết kế. Đồng thời sẽ thể hiện cá tính của chủ nhân, ý tưởng riêng của nhà thiết kế.

Ánh sáng nhấn
Ánh sáng nhấn

Ánh sáng nhấn thường được tạo ra nhờ các loại đèn gắn tường, đèn sân vườn và những đèn uốn trang trí. Cách bố trí ánh sáng như vậy thường không có tính thực dụng quá cao và chủ yếu chỉ phục vụ mục đích trang trí. 

Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong nội thất

Để tạo nên một không gian nội thất đẹp, ngoài việc tận dụng hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, gia chủ cần nắm bắt được các nguyên tắc bố trí ánh sáng cơ bản. Khi thiết kế ánh sáng trong nhà, cần thực hiện theo 4 nguyên tắc sau: 

Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong nội thất
Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong nội thất
  • Chọn đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng phù hợp.
  • Khi sử dụng đèn sợi đốt, chúng thường tỏa ra rất nhiều nhiệt và tuổi thọ ngắn. Do đó, nó chỉ được sử dụng cho các vị trí chức năng đặc biệt.
  • Đèn huỳnh quang có ánh sáng dịu mát dễ chịu và tuổi thọ cao hơn đèn sợi đốt, thường được sử dụng trong các văn phòng, xưởng sản xuất.
  • Đèn LED dây được sử dụng trong nhiều không gian khác nhau. Ánh sáng do điốt phát quang phát ra phong phú, tiết kiệm điện và bền hơn, được kết hợp giữa hai loại trên.

Ngoài ra, từng không gian khác nhau sẽ cần có các nguyên tắc bố trí, thiết kế ánh sáng riêng. Cụ thể như sau: 

Một số lưu ý khi bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất
Một số lưu ý khi bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất
  • Phòng khách: Khu vực này nên sử dụng ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng ưu tiên được lấy từ mái nhà và sẽ phụ thuộc vào màu sơn tường. Để tăng cường ánh sáng, khi bố trí đèn cần phân bổ đều trên tường và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Hành lang, cầu thang: Khi thiết kế chiếu sáng cho không gian hành lang và cầu thang nên sử dụng các loại đèn âm trần trực tiếp hoặc đèn tường để tăng độ cong cho cầu thang hoặc cũng có thể sử dụng ánh sáng gián tiếp.
  • Phòng ngủ: Không gian phòng ngủ nên sử dụng đèn chiếu sáng ở mức dịu nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu. Khi đọc sách, nên bố trí bàn học với ánh sáng tập trung hơn. Đặc biệt nếu có trẻ sơ sinh, không sử dụng ánh sáng quá mạnh
Thiết kế ánh sáng cho quán cà phê
Thiết kế ánh sáng cho quán cà phê
  • Phòng bếp: Đây là khu vực nên sử dụng ánh sáng nhân tạo một cách hợp lý và biết kết hợp với ánh sáng tự nhiên. Nên bố trí đèn có thể bật lên hạ xuống khi cần thiết. Không nên sử dụng ánh sáng quá mạnh hay có quá nhiều điểm nhấn khiến không gian trở nên tù túng, gây áp lực cho mắt. 
  • Phòng làm việc, phòng học: Ánh sáng lớp học và thư phòng thường là ánh sáng nhân tạo. Gia chủ có thể thiết kế kết hợp với ánh sáng tự nhiên. Đồng thời cần tuân thủ các tiêu chuẩn về độ bền để tránh mỏi mắt.
  • Phòng tắm và nhà vệ sinh: Nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Màu sắc vừa trang nhã, dễ sử dụng và đồng thời thích hợp với phòng tắm là đèn màu trắng. 

3 sai lầm thường gặp khi thiết kế ánh sáng nội thất

Dù sử dụng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo thì cũng cần tuân theo các nguyên tắc căn bản nhất. Điều đó sẽ giúp bạn không gặp phải những lỗi đáng tiếc trong quá trình thiết kế và sắp xếp ánh sáng như 3 lỗi dưới đây: 

Sai lầm thường gặp khi thiết kế ánh sáng nội thất
Sai lầm thường gặp khi thiết kế ánh sáng nội thất
  1. Lạm dụng quá nhiều các mẫu đèn âm tường: Việc sử dụng quá nhiều đèn âm trần, âm tường sẽ khiến ngôi nhà lãng phí quá nhiều điện năng. Sử dụng mật độ quá dày sẽ không thể khiến ánh sáng trong nhà tốt hơn.
  2. Sử dụng sai ánh sáng: Mọi không gian đều cần lựa chọn và sử dụng loại ánh sáng phù hợp. Dựa vào đặc tính của từng loại đèn và đặc điểm không gian, lời khuyên từ các kiến trúc sư sẽ hữu ích cho bạn.
  3. Không sử dụng ánh sáng có chức năng tập trung trong nhà bếp: Khi nấu nướng, các mẫu đèn chức năng sẽ giúp quá trình nấu nướng được dễ dàng hơn. Vì vậy, thay vì chỉ chú ý đến tính thẩm mỹ, gia chủ cần phải cân nhắc lắp đèn sao cho phù hợp. Không nên loại bỏ ánh sáng chức năng khỏi bếp.

Một số lưu ý khi bố trí ánh sáng trong thiết kế nội thất

Trong quá trình thiết kế ánh sáng, hãy yêu cần các kiến trúc sư chú ý các điểm sau để giúp không gian sống của bạn trở nên hài hòa nhất. 

Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong không gian
Nguyên tắc bố trí ánh sáng trong không gian
  • Tính toán, sử dụng đúng số lượng đèn cần thiết: Hãy căn cứ vào tiêu chuẩn cường độ ánh sáng và chỉ số thiết bị chiếu sáng của từng không gian để lắp đèn. Tránh trường hợp sử dụng ánh sáng quá nhiều hoặc sử dụng không đủ sáng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm và quá trình sinh hoạt
  • Sử dụng thích hợp loại đèn, hạn chế sử dụng đèn downlight với trần nhà cao: Mẫu đèn downlight chỉ thích hợp cho các không gian trần thấp. Với đèn trần cao, cách sắp xếp này vừa lãng phí rất nhiều ánh sáng, đồng thời khiến ánh sáng bị khuếch tán ở diện rộng. Nếu trần nhà cao, gia chủ có thể chọn sử dụng đèn thả, đèn chùm kết hợp đèn ốp tường để tăng hiệu quả chiếu sáng.
  • Sử dụng hệ thống công tắc độc lập: Điều này giúp đảm bảo an toàn về điện. Đồng thời giúp việc bật tắt đèn độc lập hơn. Bởi mỗi mẫu đèn sẽ có chức năng và mục đích chiếu sáng khác nhau. Việc sắp xếp này đồng thời sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí chiếu sáng khi tắt đèn ở những khu vực, vị trí không cần thiết.

Kết luận

Thiết kế ánh sáng nội thất hoàn toàn không hề đơn giản. Việc sắp xếp và bố trí các nguồn sáng tự nhiên, nhân tạo phải vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại cần có tính thực dụng cao nhất. Bởi vậy, gia chủ cần có những hiểu biết nhất định và đưa ra những lưu ý, yêu cầu đối với kiến trúc sư. Qua đó có được không gian nội thất hài hòa và đạt tính thẩm mỹ cao nhất.

Với những thông tin hữu ích về phương pháp và nguyên tắc bố trí ánh sáng trong nội thất trên đây, Phòng Khách Đẹp hy vọng bạn sẽ có được không gian sống hoàn hảo nhất!

Xem Thêm
error: NỘI DUNG ĐƯỢC BẢO VỆ !

0974785767

remove 0974785767 phone email facebook zalo