Ngoại thất và nội thất là hai trong những thành tố quan trọng nhất của một công trình kiến trúc. Chúng thường được thiết kế, trang trí theo cùng một phong cách. Vì vậy, khi nhìn từ bên ngoài, người xem có thể hình dung được một phần không gian bên trong.
Trải qua hàng ngàn năm, rất nhiều lối thiết kế đã ra đời. Những phong cách thiết kế mới có thể làm lu mờ những lối tư duy cũ. Tuy nhiên, mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, kiến trúc cổ điển vẫn được ưa chuộng và là mơ ước của không ít người. Phong cách nội thất cổ điển có sức hút cực kỳ mạnh mẽ. Bài chia sẻ hôm nay, tạp chí kiến trúc Phòng Khách Đẹp sẽ mang đến thông tin khái quát nhất về phong cách thiết kế này. Đừng bỏ lỡ!
Tìm hiểu sơ lược về kiến trúc cổ điển
Trong thế giới hiện đại, kiến trúc cổ điển vẫn có sức sống mạnh mẽ nhờ mang trong mình giá trị trường tồn. Bằng chứng là các quy ước cổ điển đã, đang và vẫn có thể áp dụng cho hầu hết các phong cách kiến trúc trong suốt lịch sử. Và các kiến trúc sư thường hướng về nó để tìm nguồn cảm hứng và tìm kiếm những điều lý tưởng đã bị mất.
1.1. Phong cách thiết kế cổ điển có từ khi nào?

Những công trình mang phong cách thiết kế cổ điển đầu tiên xuất hiện từ giữa thế kỷ thứ V trước công nguyên tại Hy Lạp. Những công trình tiêu biểu khác được xây dựng bởi người La Mã vào thế kỷ thứ III sau công nguyên.
1.2. Lược sử quá trình phát triển của kiến trúc cổ điển
Kiến trúc cổ điển từ Hy Lạp, La Mã đã lan tỏa ra khắp thế giới. Đồng thời, nó cũng phát triển theo dòng chảy của thời gian:
- Hy Lạp cổ đại (700 – 480 TCN): Người Hy Lạp bắt đầu xây dựng những ngôi đền với những cột không có đế và không có đồ trang trí.
- Thời kỳ Hy Lạp hóa (323 – 31 TCN): Trong thời kỳ này, các ngôi đền, công trình công cộng và nhà ở Hy Lạp có các cột thanh mảnh hơn, trang trí công phu hơn.
- Đế chế La Mã (27 TCN – 476): Người La Mã đã lấy ý tưởng từ phong cách kiến trúc Hy Lạp và trang trí nhiều hơn. Họ đã phát minh ra bê tông, nhẹ hơn đá và xây dựng mái vòm.
- Thời kỳ Byzantine (330 – 476): Thủ đô La Mã chuyển đến Byzantium. Mái vòm và đồ khảm tiếp tục được ứng dụng, vật liệu như gạch và đá được dùng nhiều hơn.
- Thời kỳ Romanesque (1000 – 1150): Kiến trúc cổ điển lan rộng khắp châu Âu cùng với sự phát triển của đế chế La Mã. Mái vòm tròn, tường dày hơn, cầu tàu và tháp chuông cao xuất hiện.
- Thời kỳ Gothic (1100 – 1450): Các tòa nhà cao hơn với phong cách mới hơn: vòm có gân, vòm nhọn, kính màu và các tác phẩm điêu khắc.
- Thời kỳ Phục hưng Ý (1400 – 1600): Một cuộc phục hưng cổ điển ở Ý đã giúp các kiến trúc sư khám phá lại các nguyên tắc cơ bản của kiến trúc cổ điển và áp dụng chúng vào các tòa nhà công cộng và nhà riêng.
- Thời kỳ Baroque và Rococo (1600 – 1830): Phong cách kiến trúc Baroque kết hợp các yếu tố cổ điển với phong cách lộng lẫy và hình dạng bất thường và ấn tượng.
- Thời kỳ Tân cổ điển (1730–1925): Sự xa hoa trở nên ít phổ biến hơn. Các tòa nhà trở lại hình dạng cổ điển và các nguyên tắc toán học của thời cổ đại.

Kỷ nguyên hiện đại (những năm 1900 đến thời điểm hiện tại): Chủ nghĩa hiện đại tập trung vào tiện ích và thiết kế toán học, và chủ nghĩa hậu hiện đại giới thiệu các tòa nhà có hình dạng đáng ngạc nhiên và bất ngờ. Nhưng trong khi phong cách ngày nay thay đổi mạnh mẽ, kiến trúc hiện đại vẫn bắt nguồn sâu xa từ các nguyên tắc của kiến trúc cổ điển.
5 nguyên tắc thiết kế của phong cách nội thất cổ điển
Từ ngoại thất đến nội thất của công trình kiến trúc cổ điển đều tuân theo những quy tắc chặt chẽ về tỉ lệ, đối xứng. Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung khám phá nguyên tắc, đặc trưng của phong cách nội thất cổ điển.
2.1. Không gian cần có một tiêu điểm

Đặc trưng của nội thất cổ điển chính là tính đối xứng và trật tự. Tất cả đồ nội thất đều được sắp xếp xung quanh một tiêu điểm chính. Ở các nước phương Tây, trung tâm đó chính là vị trí của lò sưởi, cửa sổ lồi lớn hoặc bộ cửa kiểu Pháp. Để xác định được trung tâm trong một căn phòng bất kỳ, bạn hãy sử dụng đường trung tâm của nó để làm điểm xuất phát.
2.2. Đối xứng, đối xứng và đối xứng
Hãy cố gắng tìm mua những đồ vật theo cặp và có kiểu dáng giống nhau, kích thước bằng nhau. Bạn có thể đặt hai chiếc sofa giống nhau đối xứng qua một chiếc bạn. Hoặc cũng với mẫu bàn đó, bạn có thể đặt một ghế sofa dài kết hợp với hai ghế bành đơn ở hai bên.

Và hãy áp dụng điều này cho các đồ nội thất khác. Ngay cả cấu trúc, họa tiết của đồ dùng cũng cần đảm bảo tính đối xứng. Khi hiểu cách sắp xếp đồ nội thất khá đơn giản này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh cho ngôi nhà của chính mình.
2.3. Trang trí đồ nội thất cao cấp, nhiều đường nét, hoa văn
Mái vòm, cây cột, cửa lớn, cửa sổ, lò sưởi hay bàn ghế, v.v. đều có họa tiết đắp nổi tinh xảo. Hình ảnh lấy cảm hứng từ lá sồi, lá nguyệt quế,… tạo nên những họa tiết uốn lượn đặc trưng. Các loại vải, rèm, thảm có họa tiết và hoa văn tinh tế, và sọc trộn với màu khối.
Tất cả các vật liệu đòi hỏi chất lượng cao, quý hiếm, đắt giá và không phải là nhân tạo. Các loại gỗ nguyên khối, da cao cấp, kim loại quý, đá quý tự nhiên tạo nên đồ nội thất có kích thước lớn, bề thế, tăng giá trị và thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu.

Nội thất theo phong cách cổ điển gây ấn tượng bởi sự sang trọng. Nó khiến người ta liên tưởng ngay đến tầng lớp quý tộc thế kỷ XVII – XVIII ở phương Tây. Vật liệu chất lượng cao, hình thức trang nhã, trang trí tinh tế đi kèm tính thực dụng và độ bền đáng kinh ngạc khiến việc sắp xếp đồ nội thất cổ điển trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều gia chủ.
2.4. Màu sắc nhẹ nhàng, không dùng màu đậm
Phong cách cổ điển mang yếu tố truyền thống, nên các gam màu từ thiên nhiên được yêu thích hơn. Tone màu nhẹ nhàng như vàng, xanh lam, xanh lá cây và nâu phù hợp hơn các màu đậm. Màu trắng nhạt tạo vẻ đẹp truyền thống hơn. Trong khi đó, màu trắng hơn có thể mang đến phong cách cổ điển mới mẻ.

Yếu tố ánh sáng cũng góp phần quan trọng tạo nên sự ấm cúng, sang trọng. Ánh sáng màu vàng hòa hợp với tone màu cổ điển và làm nổi bận đồ nội thất.
2.5. Về bài trí phụ kiện, tác phẩm nghệ thuật
Cách sắp xếp phụ kiện, tranh ảnh giúp gắn kết không gian. Hãy thử đặt một bức tranh phía trên của tủ trung tâm. Sau đó, đặt hai chiếc đèn đối xứng ở hai bên. Bạn cũng thể treo hai bức tranh có cùng kích thước và màu sắc ở hai bên cửa ra vào hoặc gộp bốn đến sáu tác phẩm nhỏ hơn trong khung để tạo nên bức tranh lớn hơn.

Đối với đệm, điều quan trọng là phải hài hòa về cả màu sắc lẫn vị trí. Để dễ dàng sắp xếp, hãy trang bị các món đồ theo bộ hoặc theo cặp. Nếu muốn điều gì đó bớt đơn điệu hơn, bạn có thể nhóm các đồ cùng hình dạng hoặc sử dụng hai đồ khác nhau nhưng có kích thước hoặc màu sắc tương tự và đặt chúng đối xứng nhau để tạo cảm giác cổ điển.
Trang trí nhà ở theo phong cách thiết kế nội thất cổ điển (Classic Style)
Bài trí nhà ở theo phong cách thiết kế nội thất cổ điển (Classic Style) cực kỳ tốn kém. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ về cách bài trí để tạo nên sự thống nhất hoàn hảo cho các căn phòng trong ngôi nhà của bạn.
3.1. Sắp xếp nội thất phòng khách phong cách cổ điển
Phòng khách cổ điển có nhiều nội thất lớn, hoa văn tinh xảo thường làm căn phòng bị thu hẹp lại. Hãy chắc chắn rằng bạn có không gian đủ lớn để không làm mất đi sự cân bằng, đối xứng. Bên cạnh đó, không gian lớn mới đủ sức làm nổi bật giá trị thẩm mỹ của những món đồ cao cấp này.

Để tạo điểm nhấn, gia chủ có thể sử dụng những đường viền, họa tiết màu vàng ánh kim trên cột nhà, ghế ngồi, tủ – kệ, v.v. Những chiếc đèn chùm ánh pha lê cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng, quý phái, lộng lẫy như lâu đài cổ của châu Âu. Ngoài ra, rèm cửa và thảm trải sàn cũng cần có hoa văn cổ điển, to bản, uốn lượn làm từ vải chất lượng cao, mềm mại.
Nếu yêu thích văn hóa phương Đông hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý tưởng nội thất phong cách cổ điển châu Á.
3.2. Trang bị nội thất phòng ngủ phong cách cổ điển
Hầu hết các phòng ngủ cổ điển đều được trang trí để tạo nên không gian sang trọng, trang nhã và ấm cúng. Ứng dụng đúng các nguyên tắc của phong cách thiết kế nội thất classic cổ điển để tạo nên phòng ngủ của riêng bạn.

Giường sang trọng, khung cửa đối xứng, họa tiết chăn – gối tinh xảo là nội thất thiết yếu. Bộ màn, rèm vải hoặc thảm lộng lẫy kèm theo bàn ghế, tranh treo tường, bình hoa trang trí sẽ lôi cuốn ánh nhìn hơn.
3.3. Phòng ăn cổ điển
Phòng ăn cổ điển thường có bàn ăn lớn hoặc đèn chùm làm trung tâm. Các ghế ngồi cùng các đồ dùng khác đặt đối xứng nhau.

Trên bàn thường đặt bình hoa. Ghế ăn là loại ghế tựa được bọc vải hoặc da cao cấp. Họa tiết trên tường, rèm cửa, viền mép bàn, ghế đến bộ chén bát đều được đồng bộ về kiểu dáng và màu sắc.
3.4. Thiết kế phòng tắm cổ điển
Đường nét mềm mại, quyến rũ đi cùng màu sắc ấm cúng và cách thiết kế đậm chất cổ điển luôn mang tới cảm giác tuyệt vời. Các phong cách nội thất cổ điển châu Âu giúp bạn hóa thân thành hoàng tử, công chúa trong câu chuyện cố tích, thần thoại phương Tây.

Trên đây là những thông tin tổng hợp khái quát nhất về kiến trúc cổ điển và đặc biệt là phong cách nội thất cổ điển. Ngày nay, bạn có nhiều lựa chọn hơn để trang trí công trình của mình.

Bằng cách biến tấu màu sắc, kiểu dáng, hoa văn, bạn vừa có một không gian mang hơi hướng cổ điển nhưng tiện nghi, hiện đại hơn. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế thi công kiến trúc & nội thất phong cách cổ điển hãy liên hệ với đội ngũ của Phòng Khách Đẹp nhé !
Mẫu nội thất cổ điển :