Thiết kế kiến trúc Thiết kế kiến trúc HCM Danh mục Sản phẩm Nội thất

Cách Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Nhỏ với cấu trúc thanh mảnh

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 1

Cầu thang cho nhà nhỏ có rất nhiều kiểu dáng, có loại hình ốc xoắn, xoắn tròn, hình chữ L, cầu thang thẳng. Cầu thang chịu trách nhiệm nối giữa tầng trệt và các tầng lầu và giúp tạo dáng cho căn nhà.

Tuy nhiên, với những căn nhà có diện tích khiêm tốn thì bố trí cầu thang trong nhà gia chủ cần bỏ chút thời gian tham khảo thêm cách Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Nhỏ với cấu trúc thanh mảnh này.

Nguyên tắc thiết kế cầu thang nhà nhỏ

Bố trí cầu thang trong nhà như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, tiện dụng, tiết kiệm diện tích và phải thật “phong thủy” luôn là băn khoăn của các gia chủ. Vậy cụ thể những nguyên tắc này là gì?

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 6
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 6

Tính an toàn và tiện dụng trong thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ

Nguyên tắc “an toàn là trên hết” luôn đúng trong mọi trường hợp nhất là khi thiết kế cầu thang nhà. Bởi lẽ cầu thang là cầu nối giữa các tầng lầu và là con đường duy nhất giúp mọi thành viên trong nhà di chuyển từ tầng trệt lên tầng trên.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 2
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 2

Tức là chiều cao từ bậc thang đến tay vịn, độ rộng của cầu thang, chiều rộng, chiều cao của từng bậc thang và khoảng cách đến chiếu nghỉ của cầu thang phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 3
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 3

Tiêu chuẩn thiết kế độ rộng trung bình của cầu thang cho người Việt là 75 – 120 cm, với các công trình cao cấp hoặc biệt thự thì độ rộng trung bình của cầu thang là 1.5m trở lên. Độ rộng trung bình của từng bậc thang là 24 – 27cm.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 4
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 4

Còn chiều cao từ trung tâm của mặt bậc thang đến phần trên của tay vịn có kích thước tiêu chuẩn khoảng 90cm. Với kích thước tiêu chuẩn này, cầu thang không quá hẹp và dốc. Nhờ đó, người di chuyển trên cầu thang dù đã có tuổi cũng không bị mất sức, đi lại khá thong dong.

Về việc bố trí chiếu nghỉ trên cầu thang cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định để đảm bảo an toàn và tiện dụng. Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi di chuyển trên cầu thang.

Trong tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc thì chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn độ rộng của thân cầu thang và phải được thiết kế đảm bảo sự an toàn, hợp lý và thuận tiện cho việc di chuyển.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 7
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 7

Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của tổng số bậc, tức là khoảng bậc thứ 13 hoặc 15. Khoảng cách này được xem là hợp lý, đáp ứng đúng tiêu chuẩn an toàn trong thiết kế chiếu nghỉ và tạo cảm giác thoải mái cho người di chuyển.

Thiết kế cầu thang nhà nhỏ đảm bảo tiết kiệm diện tích

Thiết kế cầu thang hình xoắn ốc hoặc dạng góc chữ L thường được ưu tiên lựa chọn cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp. Bởi những kiểu cầu thang này giúp gia chủ tối ưu được diện tích sàn cho ngôi nhà.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 8
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 8

Bên cạnh đó hiện nay những mẫu cầu thang thông minh có thể gấp gọn ép sát vào tường hay kết hợp tủ đựng đồ trong từng bậc thang cũng là gợi ý không tồi giúp gia chủ có thêm không gian sinh hoạt.

Tuy nhiên, bố trí cầu thang trong nhà nhỏ tốt nhất đó là gia chủ nên nhờ đội ngũ kiến trúc sư tư vấn chi tiết để có được thiết kế cầu thang phù hợp nhất cho không gian nhà hẹp.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 9
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 9

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ đảm bảo tính thẩm mỹ

Đa số các gia đình sở hữu ngôi nhà có diện tích khiêm tốn thường tận dụng khu vực gầm cầu thang để kê thêm kệ tivi, tủ đựng sách, làm nơi chứa đồ hoặc làm nhà vệ sinh,…

Tuy nhiên, các gia chủ hoàn toàn có thể tăng tính thẩm mỹ cho khu vực cầu thang bằng cách tạo ra một khu vườn nhỏ với những viên sỏi trắng và một vài bát hoa xinh xắn.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 11
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 11

Bạn cũng có thể thêm một vài chậu cây cảnh nhỏ hay những con thú bằng sứ hay gỗ chạy dọc theo từng bậc để tăng sự mềm mại và thẩm mỹ cho cầu thang. Chỉ đơn giản như vậy nhưng “không gian chết” ở khu vực cầu thang đã có diện mạo mới, ngôi nhà cũng nhờ vậy mà tràn đầy sức sống.

Phong thủy khi thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ

Theo quan niệm của người xưa, cầu thang tốt phải có dáng uốn lượn hình long bàng tức rồng cuộn. Cầu thang phải dựa vào vách trái của ngôi nhà (tức vách Thanh Long) và vách này phải đủ độ sáng để có thêm khí lực.

Hiện nay cũng có không ít gia chủ còn thiết kế giếng trời ở phần chiếu nghỉ của cầu thang để không gian lên xuống của cầu thang thêm thoáng rộng, sinh khí dồi dào, khí tốt lưu thông thuận tiện hơn giữa các tầng.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 12
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 12

Một điều cần chú ý nữa là khi bố trí chiếu nghỉ trong thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ, hẹp gia chủ có thể tùy chỉnh vị trí chiếu nghỉ cho phù hợp nhưng chỉ nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ. Vì trong phong thủy kết thúc bậc thang là số lẻ mà ứng với cung “Sinh” sẽ giúp gia chủ an tâm và thoải mái hơn khi di chuyển trên cầu thang trong nhà.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 13
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 13

Trên đây là toàn bộ nguyên tắc thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ mà gia chủ nào cũng nên nắm được để có những ý tưởng hoàn hảo cho mái ấm yêu thương của mình.

Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 14
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 14

Một vài lưu ý trong cách bố trí cầu thang trong nhà nhỏ

Khi bố trí cầu thang cho nhà nhỏ, gia chủ cần lưu tâm những điều sau:

  • Số lượng bậc cầu thang cần áp dụng theo công thức 4n + 1 làm sao để kết quả cuối cùng bậc thang rơi vào chữ Sinh trong tuần hoàn “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Điều này giúp gia chủ yên tâm hơn khi di chuyển trên cầu thang.
  • Theo phong thủy khi thiết kế cầu thang dành cho nhà nhỏ gia chủ không nên hướng thẳng ra phía nhà vệ sinh, cửa chính, nhà bếp,…Như vậy tiền bạc và sinh khí trong nhà sẽ tuôn ra ngoài.
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 15
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 15
  • Cũng theo phong thủy thì thiết kế bậc cầu thang không nên có quá nhiều khoảng hở. Những khe hở giữa các bậc cầu thang có thể ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ, các luồng sinh khí tốt sẽ bị phân tán. Và trên thực tế, cầu thang có khoảng hở nhiều sẽ khiến trẻ nhỏ di chuyển khó khăn và dễ bị ngã.
  • Khi thiết kế cầu thang cho nhà hẹp gia chủ nên bố trí thêm đèn ở những vị trí chiếu nghỉ trên cầu thang. Việc này giúp các thành viên trong gia đình di chuyển trên cầu thang dễ dàng hơn nhờ đủ độ sáng.
  • Cầu thang tiết kiệm không gian dù có kích thước hẹp thì cũng cần phải có tay vịn vững chắc, bậc thang chống trơn để người di chuyển an toàn.
  • Và cuối cùng là không bố trí cầu thang ngay trước mặt tiền của ngôi nhà.
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 16
Thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ 16

Trên đây là toàn bộ cách thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ và những lưu ý quan trọng khi thiết kế cầu thang cho nhà nhỏ mà vị gia chủ nào cũng nên nắm được trước khi tiến hành xây dựng mái ấm tương lai. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế thi công nội thất hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi nhé !

Xem Thêm
error: NỘI DUNG ĐƯỢC BẢO VỆ !

0974785767

remove 0974785767 phone email facebook zalo